Cảnh nóng Châu Tấn, nghi vấn Cao lương đỏ
Những hồ nghi quanh phiên bản truyền hình bộ phim "Cao lương đỏ" và cảnh nóng của Châu Tấn trong phim là điều khiến nhiều người hâm mộ tỏ ra quan tâm.Cao lương đỏ của nhà văn đoạt giải Nobel Mạc Ngôn một lần nữa được đạo diễn Trịnh Hiểu Long làm sống lại trên màn ảnh qua phiên bản phim truyền hình, sau thành công vang dội từ phiên bản điện ảnh do đạo diễn Trương Nghệ Mưu dàn dựng cách nay 26 năm.
Đạo diễn Trịnh Hiểu Long được biết đến với các bộ phim đình đám trong giới điện ảnh Hoa ngữ nhưChân Hoàn truyền kỳ (2011) đến Chuyện phòng biên tập/Editorial Departmen Story và giờ đây (2013) là Cao lương đỏ. Mỗi một bộ phim do đạo diễn Trịnh dàn dựng đều thu hút được sự quan tâm chú ý của đông đảo báo giới và người hâm mộ.

Đạo diễn Trịnh Hiểu Long (giữa) cùng Châu Tấn (phải) và Châu Á Văn tại lễ khai máy hôm 26/9 ở Cao Mật -quê hương Cao lương đỏ.
Ngay mới đây là những hồ nghi quanh việc tuyển chọn vai diễn chính cho Cao lương đỏ, đặc biệt là Châu Tấn được chọn vào vai nhân vật Cửu Nhi từng khiến nhiều người e ngại cô không đủ vượt qua cái bóng của đàn chị Củng Lợi. Trước những nghi vấn trên, tại buổi khai máy Cao lương đỏ hôm 26/9, đạo diễn Trịnh Hiểu Long đã lên tiếng giải đáp, đồng thời xóa tan những hồ nghi không đáng có về bộ phim.
Nghi vấn 1: Tân Cao lương đỏ có vượt qua phiên bản điện ảnh?
Ngay khi xuất hiện thông tin, Trịnh Hiểu Long sẽ trực tiếp chỉ đạo dàn dựng phiên bản truyền hình bộ phim Cao lương đỏ, xuất hiện nhiều e ngại của dư luận xung quanh việc cho rằng, phim khó lòng vượt mặt nổi phiên bản điện ảnh của đạo diễn Trương Nghệ Mưu.
Trước những hồ nghi trên, đạo diễn Trịnh nhận định, đây là một cách so sánh khá phản cảm: "Phimtruyền hình và phim điện ảnh về căn bản đã khác xa rất nhiều. Thời lượng phim điện ảnh thường bị hạn chế, chỉ có thể diễn đạt những gì tinh túy nhất. Trong khi với phim truyền hình có thể kéo dài thời gian bao nhiêu tùy ý. Tôi hy vọng có thể tái hiện được nội dung sao cho thật gần gũi với nguyên tác nhất có thể".


Đoàn phim Cao lương đỏ cùng nhà văn Mạc Ngôn (ngoài cùng bên phải) tại địa điểm quay.
Đạo diễn Trịnh cũng cho biết, đoàn phim Cao lương đỏ của ông chủ yếu tập trung lấy bối cảnh quay tại ngay quê Cao Mật của tỉnh Sơn Đông, nơi phát tích tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Ngược lại, cảnh trong phim của đạo diễn Trương lại được quay ở Ninh Hạ. Hơn nữa, tạo hình nhân vật từ hai phiên bản phim cũng hoàn toàn khác nhau: "Như nhà văn Mạc Ngôn từng nói, phiên bản điện ảnh phim Cao lương đỏ đã cách nay gần 30 năm, rất nhiều thứ đã thay đổi, vì vậy tạo hình phải phù hợp với thẩm mỹ của ngày hôm nay".
Trịnh Hiểu Long lấy ví dụ nhân vật Dư Chiêm Ngao của nam diễn viên Châu Á Văn, trong phiên bản điện ảnh do Khương Văn thể hiện chỉ mặc chiếc quần rộng đáy cồng kềnh, còn trong phiên bản truyền hình bây giờ sẽ được thay đổi cho thành quần đũng rộng nhưng gọn và nhẹ hơn, có thể giống như với loại quần harem. Bên cạnh đó, trang điểm nhân vật Cửu Nhi của Châu Tấn cũng sẽ đơn giản hơn, chỉ trong cảnh hôn lễ mới điểm thêm chút son phấn.
Và để tái hiện nội dung cốt truyện một cách hoàn thiện nhất, phiên bản truyền hình sẽ làm mới hàng loạt các nhân vật. Đạo diễn Trịnh Hiểu Long giải thích: "Một vài nhân vật không hề có trong tiểu thuyết, như nhân vật của nữ diễn viên Tần Hải Lộ hay Tào Chính. Những nhân vật này được tạo ra dựa theo sự phát triển của tình tiết chuyện yêu cầu cần phải có".

Dư Chiêm Ngao của Châu Á Văn (trái) và Khương Văn.
Điều đạo diễn Trịnh muốn ở đây là khắc họa tính cách phong phú của các nhân vật trong phim, đồng thời hy vọng bộ phim sẽ giúp phần nào tái hiện sức sống của người Trung Quốc và sức mạnh của các nhân vật. Những thay đổi và thêm bớt trên liệu có được sự đồng ý của nhà văn Mạc Ngôn hay không, đạo diễn Trịnh cười và cho biết: "Con gái Mạc Ngôn là Quản Tiếu Tiếu chính là người chấp bút kịch bản bộ phim, vì vậy những thay đổi trong nội dung phim chắc chắn đã được Tiếu Tiếu xin phép sự đồng ý của cha". Quản Tiếu Tiếu và Triệu Đông Linh là hai biên kịch chính cho phiên bản phim truyền hình lần này.
Nghi vấn 2: Châu Tấn không đủ cương nghị, Châu Á Văn không đủ thô ráp
Những nghi vấn trên được đặt ra từ khi đoàn phim tiến hành chọn nam nữ diễn viên chính. Giải thích về sự lựa chọn của mình, đạo diễn Trịnh Hiểu Long lấy trường hợp nam diễn viên Khương Văn (từng thể hiện thành công vai Dư Chiêm Ngao phiên bản điện ảnh) làm ví dụ: "Khi tôi quay bộ phim Người Bắc Kinh ở New York, rất nhiều người cho rằng Khương Văn không giống một người tri thức, kết quả là vai diễn của anh ấy thành công ngoài sức tưởng tượng. Công chúng thường dễ dàng ấn tượng hóa thái quá về nhân vật mà không chú ý đến yếu tố quan trọng nhất đó chính là thần thái và tính cách của họ".


Cửu Nhi của Củng Lợi được đánh giá mang rõ nét đặc điểm người con gái Sơn Đông
Ngoài ra, nhân vật Cửu Nhi của Hoa đán Củng Lợi trong phiên bản điện ảnh đã thể hiện được sự ngang ngược, đáo để của người con gái vùng Sơn Đông. Trong khi Châu Tấn lại được đánh giá là mang khí chất đặc sệt của con gái vùng Giang Nam, vì vậy công chúng e ngại cô không đủ chất "ngang" và tính cương nghị.
Tuy nhiên, đạo diễn Trịnh Hiểu Long lại nhận định, Châu Tấn là nữ diễn viên tốt nhất mà ông có được cho vai diễn này, là Cửu Nhi trong lòng của đạo diễn Trịnh: "Thực tế khi tuyển diễn viên, tôi không nói là đóng phim truyền hình hay điện ảnh, Châu Tấn cũng không hề nói bản thân cô đã đóng phim truyền hình hay chưa. Cách diễn của Châu Tấn đặc biệt giống với nhân vật Cửu Nhi". Còn nhà văn Mạc Ngôn từng nhận xét Châu Tấn là một nữ diễn viên có khí chất và sự linh lợi.
So sánh với nhân vật Dư Chiêm Ngao của đàn anh Khương Văn trước đó, nam diễn viên trẻ Châu Á Văn rõ ràng có sự nho nhã hơn rất nhiều, không đủ chất thô ráp, xù xì của nhân vật. Giải thích về điều này, đạo diễn Trịnh chia sẻ: "Khi chọn Châu Á Văn tôi đã do dự rất lâu, thế nhưng sau khi bấm máy thì thấy cậu ấy diễn rất có thần thái, sự mạnh bạo thô ráp. Vai diễn này cần phải có sự hung hãn, lấc cấc như vậy, điều này hoàn toàn khác với Khương Văn từng thể hiện".

Nàng Cửu Nhi của Châu Tấn được trang điểm đơn giản, chỉ trừ trong ngày cưới.

Tạo hình Dư Chiêm Ngao của Châu Á Văn và Cửu Nhi của Châu Tấn.
Về những lời ong tiếng ve mà dư luận đang bàn tán xôn xao về kinh phí "khủng" của Cao lương đỏ lần này, đặc biệt là những tin đồn về cát-xê quá cao của Châu Tấn, đạo diễn Trịnh nói một cách ẩn ý: "Bộphim này có kinh sản xuất tương đối cao, thế nhưng cát-xê của toàn bộ diễn viên không hề được coi là cao, chỉ dừng ở mức độ hợp lý chứ không đáng sợ như tin đồn từng lan truyền".
Nghi vấn 3: Ngôn ngữ thô tục trong nguyên tác được xử lý ra sao?
Những độc giả từng đọc nguyên tác Cao lương đỏ sẽ nhận thấy, phần lớn ngôn ngữ trong truyện là văn nói khá thô tục, đặc biệt là trong lời nói của nhân vật Dư Chiêm Ngao, bởi như vậy mới phù hợp với tính cách và sự thô ráp, gồ ghề của nhân vật này. Như vậy, khi được chuyển thể thành phim, đoàn phim Cao lương đỏ sẽ xử lý vấn đề trên ra sao?
Đạo diễn Trịnh Hiểu Long cũng đã có những giải đáp cặn kẽ: "Vì thể loại phim truyền hình có sức lan tỏa rộng rãi và được coi là thể loại phim gia đình, những câu thoại như chửi bới, nạt nộ nhất định sẽ vẫn được giữ nhằm chuyển tải được trọn vẹn và nguyên gốc nhất tính cách nhân vật trong nguyên tác". Ví dụ với cảnh Dư Chiêm Ngào khiêng kiệu hoa và bị bắt cóc, ban đầu kịch bản có đoạn thoại: "Trong đũng quần tôi không có một đồng", nhưng sau được sửa thành: "Trong túi tôi không có một đồng".


Châu Tấn và cảnh nóng trong Cao lương đỏ.
Hơn nữa, trong nguyên tác truyện có đoạn miêu tả về cảnh "lửa tình rạo rực dồn nén" giữa Cửu Nhi và Dư Chiêm Ngao ở ruộng cao lương, đạo diễn Trịnh cho rằng, thể loại phim truyền hình ở Trung Quốc không hề có quy định về thể loại người xem. Ví dụ không hề đề cập việc một đứa trẻ 15 tuổi trở lên có thể xem loại phim nào: "Phim ở Trung Quốc có nhiều quy định hạn chế nhưng cũng có những lúc lại tỏ ra thiếu hạn chế, ví dụ như những cảnh bạo lực, chém một nhát máu phun tóe loe. Những cảnh như vậy ở nước ngoài trước đây đều bị cấm hoặc phân loại độ tuổi", đạo diễn Trịnh chia sẻ.
Cảnh nóng "lửa tình rạo rực" của Châu Tấn
Đoàn phim Cao lương đỏ mới đây đã công bố một đoạn phim ngắn về cảnh nóng giữa nhân vật Cửu Nhi và Dư Chiêm Ngao của Châu Tấn của Châu Á Văn ở ruộng cao lương. Cảnh quay này có thể nói đã lột tả được khá đầy đủ nội dung mà ngòi bút Mạc Ngôn miêu tả trong truyện.
"Người ấy tháo tấm vải đen che mặt, hiện nguyên hình, nội thầm kêu trời ơi và nước mắt lưng tròng vì sung sướng. Chàng cởi tấm áo rải ra làm chiếu, chân đạp mấy cây cao lương rạp xuống làm giường, rồi nhẹ nhàng bồng nàng đặt lên đó. Nàng nhìn chàng vạm vỡ, cường tráng, bỗng ngây ngất trong lửa tình rạo rực dồn nén mười sáu năm qua. Họ yêu nhau như vậy suốt ba ngày liền...".
Cảnh nóng ruộng cao lương mới được công bố


Hình ảnh chụp từ đoạn clip về cảnh nóng giữa Châu Tấn và Châu Á Văn
So với cảnh quay trước đây trong phiên bản điện ảnh giữa Củng Lợi và Khương Văn, cảnh nóng ruộng cao lương phiên bản phim truyền hình tỏ rõ sự táo bạo của thể loại phim hiện đại, đúng theo tiêu chí mà nhà văn Mạc Ngôn và đạo diễn Trịnh Hiểu Long hướng đến.
Trong khi với ngôn ngữ điện ảnh của Trương Nghệ Mưu, cảnh trên được diễn tả bằng những hình ảnh nghệ thuật ẩn dụ. Khán giả chỉ thấy Khương Văn dùng chân dẫm lên những cây cao lương làm chỗ nằm, sau đó bế phốc Củng Lợi đi. Củng Lợi tình nguyện nằm giang tay trên những cây cao lương... sau đó cảnh này được Trương Nghệ Mưu thay thế bằng hình ảnh ruộng cao lương rập rờn trong gió, trong ánh mặt trời để thể hiện cơn khát tình của nhân vật Cửu Nhi, và sóng tình của cả hai hòa quyện vào nhau suốt 3 ngày 3 đêm.
Ngược lại, với phiên bản điện ảnh lần này, Châu Tấn và Châu Á Văn đã mang lại nhiều hơn thế, có thể coi là ngôn ngữ điện ảnh tả thực. Hơn nữa, nhân vật Cửu Nhi của Châu Tấn không "hiền" như Cửu Nhi của Củng Lợi, cô đóng vai người chủ động thay vì bị động như đàn chị.

Cửu Nhi của Củng Lợi tỏ ra là người bị động thay vì lao vào bạn tình như Châu Tấn

Cửu Nhi của Củng Lợi chỉ "hiền" đến mức này trong một cảnh nóng của Cao lương đỏ (1987)
Cửu Nhi của Châu Tấn với những hành động táo bạo, thể hiện là một cô gái đang rạo rực và bị dồn nén bấy nay, cô sẵn sàng lao vào Dư Chiêm Ngao của Châu Á Văn, soạc chân quay về hướng Chiêm Ngao, ghì cổ anh... Có lẽ cảnh phim trên còn hơn cả những gì Mạc Ngôn miêu tả trong nguyên tác.
Theo 24h
Đạo diễn Trịnh Hiểu Long được biết đến với các bộ phim đình đám trong giới điện ảnh Hoa ngữ nhưChân Hoàn truyền kỳ (2011) đến Chuyện phòng biên tập/Editorial Departmen Story và giờ đây (2013) là Cao lương đỏ. Mỗi một bộ phim do đạo diễn Trịnh dàn dựng đều thu hút được sự quan tâm chú ý của đông đảo báo giới và người hâm mộ.

Đạo diễn Trịnh Hiểu Long (giữa) cùng Châu Tấn (phải) và Châu Á Văn tại lễ khai máy hôm 26/9 ở Cao Mật -quê hương Cao lương đỏ.
Ngay mới đây là những hồ nghi quanh việc tuyển chọn vai diễn chính cho Cao lương đỏ, đặc biệt là Châu Tấn được chọn vào vai nhân vật Cửu Nhi từng khiến nhiều người e ngại cô không đủ vượt qua cái bóng của đàn chị Củng Lợi. Trước những nghi vấn trên, tại buổi khai máy Cao lương đỏ hôm 26/9, đạo diễn Trịnh Hiểu Long đã lên tiếng giải đáp, đồng thời xóa tan những hồ nghi không đáng có về bộ phim.
Nghi vấn 1: Tân Cao lương đỏ có vượt qua phiên bản điện ảnh?
Ngay khi xuất hiện thông tin, Trịnh Hiểu Long sẽ trực tiếp chỉ đạo dàn dựng phiên bản truyền hình bộ phim Cao lương đỏ, xuất hiện nhiều e ngại của dư luận xung quanh việc cho rằng, phim khó lòng vượt mặt nổi phiên bản điện ảnh của đạo diễn Trương Nghệ Mưu.
Trước những hồ nghi trên, đạo diễn Trịnh nhận định, đây là một cách so sánh khá phản cảm: "Phimtruyền hình và phim điện ảnh về căn bản đã khác xa rất nhiều. Thời lượng phim điện ảnh thường bị hạn chế, chỉ có thể diễn đạt những gì tinh túy nhất. Trong khi với phim truyền hình có thể kéo dài thời gian bao nhiêu tùy ý. Tôi hy vọng có thể tái hiện được nội dung sao cho thật gần gũi với nguyên tác nhất có thể".
Đoàn phim Cao lương đỏ cùng nhà văn Mạc Ngôn (ngoài cùng bên phải) tại địa điểm quay.
Đạo diễn Trịnh cũng cho biết, đoàn phim Cao lương đỏ của ông chủ yếu tập trung lấy bối cảnh quay tại ngay quê Cao Mật của tỉnh Sơn Đông, nơi phát tích tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Ngược lại, cảnh trong phim của đạo diễn Trương lại được quay ở Ninh Hạ. Hơn nữa, tạo hình nhân vật từ hai phiên bản phim cũng hoàn toàn khác nhau: "Như nhà văn Mạc Ngôn từng nói, phiên bản điện ảnh phim Cao lương đỏ đã cách nay gần 30 năm, rất nhiều thứ đã thay đổi, vì vậy tạo hình phải phù hợp với thẩm mỹ của ngày hôm nay".
Trịnh Hiểu Long lấy ví dụ nhân vật Dư Chiêm Ngao của nam diễn viên Châu Á Văn, trong phiên bản điện ảnh do Khương Văn thể hiện chỉ mặc chiếc quần rộng đáy cồng kềnh, còn trong phiên bản truyền hình bây giờ sẽ được thay đổi cho thành quần đũng rộng nhưng gọn và nhẹ hơn, có thể giống như với loại quần harem. Bên cạnh đó, trang điểm nhân vật Cửu Nhi của Châu Tấn cũng sẽ đơn giản hơn, chỉ trong cảnh hôn lễ mới điểm thêm chút son phấn.
Và để tái hiện nội dung cốt truyện một cách hoàn thiện nhất, phiên bản truyền hình sẽ làm mới hàng loạt các nhân vật. Đạo diễn Trịnh Hiểu Long giải thích: "Một vài nhân vật không hề có trong tiểu thuyết, như nhân vật của nữ diễn viên Tần Hải Lộ hay Tào Chính. Những nhân vật này được tạo ra dựa theo sự phát triển của tình tiết chuyện yêu cầu cần phải có".
Dư Chiêm Ngao của Châu Á Văn (trái) và Khương Văn.
Điều đạo diễn Trịnh muốn ở đây là khắc họa tính cách phong phú của các nhân vật trong phim, đồng thời hy vọng bộ phim sẽ giúp phần nào tái hiện sức sống của người Trung Quốc và sức mạnh của các nhân vật. Những thay đổi và thêm bớt trên liệu có được sự đồng ý của nhà văn Mạc Ngôn hay không, đạo diễn Trịnh cười và cho biết: "Con gái Mạc Ngôn là Quản Tiếu Tiếu chính là người chấp bút kịch bản bộ phim, vì vậy những thay đổi trong nội dung phim chắc chắn đã được Tiếu Tiếu xin phép sự đồng ý của cha". Quản Tiếu Tiếu và Triệu Đông Linh là hai biên kịch chính cho phiên bản phim truyền hình lần này.
Nghi vấn 2: Châu Tấn không đủ cương nghị, Châu Á Văn không đủ thô ráp
Những nghi vấn trên được đặt ra từ khi đoàn phim tiến hành chọn nam nữ diễn viên chính. Giải thích về sự lựa chọn của mình, đạo diễn Trịnh Hiểu Long lấy trường hợp nam diễn viên Khương Văn (từng thể hiện thành công vai Dư Chiêm Ngao phiên bản điện ảnh) làm ví dụ: "Khi tôi quay bộ phim Người Bắc Kinh ở New York, rất nhiều người cho rằng Khương Văn không giống một người tri thức, kết quả là vai diễn của anh ấy thành công ngoài sức tưởng tượng. Công chúng thường dễ dàng ấn tượng hóa thái quá về nhân vật mà không chú ý đến yếu tố quan trọng nhất đó chính là thần thái và tính cách của họ".
Cửu Nhi của Củng Lợi được đánh giá mang rõ nét đặc điểm người con gái Sơn Đông
Ngoài ra, nhân vật Cửu Nhi của Hoa đán Củng Lợi trong phiên bản điện ảnh đã thể hiện được sự ngang ngược, đáo để của người con gái vùng Sơn Đông. Trong khi Châu Tấn lại được đánh giá là mang khí chất đặc sệt của con gái vùng Giang Nam, vì vậy công chúng e ngại cô không đủ chất "ngang" và tính cương nghị.
Tuy nhiên, đạo diễn Trịnh Hiểu Long lại nhận định, Châu Tấn là nữ diễn viên tốt nhất mà ông có được cho vai diễn này, là Cửu Nhi trong lòng của đạo diễn Trịnh: "Thực tế khi tuyển diễn viên, tôi không nói là đóng phim truyền hình hay điện ảnh, Châu Tấn cũng không hề nói bản thân cô đã đóng phim truyền hình hay chưa. Cách diễn của Châu Tấn đặc biệt giống với nhân vật Cửu Nhi". Còn nhà văn Mạc Ngôn từng nhận xét Châu Tấn là một nữ diễn viên có khí chất và sự linh lợi.
So sánh với nhân vật Dư Chiêm Ngao của đàn anh Khương Văn trước đó, nam diễn viên trẻ Châu Á Văn rõ ràng có sự nho nhã hơn rất nhiều, không đủ chất thô ráp, xù xì của nhân vật. Giải thích về điều này, đạo diễn Trịnh chia sẻ: "Khi chọn Châu Á Văn tôi đã do dự rất lâu, thế nhưng sau khi bấm máy thì thấy cậu ấy diễn rất có thần thái, sự mạnh bạo thô ráp. Vai diễn này cần phải có sự hung hãn, lấc cấc như vậy, điều này hoàn toàn khác với Khương Văn từng thể hiện".
Nàng Cửu Nhi của Châu Tấn được trang điểm đơn giản, chỉ trừ trong ngày cưới.
Tạo hình Dư Chiêm Ngao của Châu Á Văn và Cửu Nhi của Châu Tấn.
Về những lời ong tiếng ve mà dư luận đang bàn tán xôn xao về kinh phí "khủng" của Cao lương đỏ lần này, đặc biệt là những tin đồn về cát-xê quá cao của Châu Tấn, đạo diễn Trịnh nói một cách ẩn ý: "Bộphim này có kinh sản xuất tương đối cao, thế nhưng cát-xê của toàn bộ diễn viên không hề được coi là cao, chỉ dừng ở mức độ hợp lý chứ không đáng sợ như tin đồn từng lan truyền".
Nghi vấn 3: Ngôn ngữ thô tục trong nguyên tác được xử lý ra sao?
Những độc giả từng đọc nguyên tác Cao lương đỏ sẽ nhận thấy, phần lớn ngôn ngữ trong truyện là văn nói khá thô tục, đặc biệt là trong lời nói của nhân vật Dư Chiêm Ngao, bởi như vậy mới phù hợp với tính cách và sự thô ráp, gồ ghề của nhân vật này. Như vậy, khi được chuyển thể thành phim, đoàn phim Cao lương đỏ sẽ xử lý vấn đề trên ra sao?
Đạo diễn Trịnh Hiểu Long cũng đã có những giải đáp cặn kẽ: "Vì thể loại phim truyền hình có sức lan tỏa rộng rãi và được coi là thể loại phim gia đình, những câu thoại như chửi bới, nạt nộ nhất định sẽ vẫn được giữ nhằm chuyển tải được trọn vẹn và nguyên gốc nhất tính cách nhân vật trong nguyên tác". Ví dụ với cảnh Dư Chiêm Ngào khiêng kiệu hoa và bị bắt cóc, ban đầu kịch bản có đoạn thoại: "Trong đũng quần tôi không có một đồng", nhưng sau được sửa thành: "Trong túi tôi không có một đồng".
Châu Tấn và cảnh nóng trong Cao lương đỏ.
Hơn nữa, trong nguyên tác truyện có đoạn miêu tả về cảnh "lửa tình rạo rực dồn nén" giữa Cửu Nhi và Dư Chiêm Ngao ở ruộng cao lương, đạo diễn Trịnh cho rằng, thể loại phim truyền hình ở Trung Quốc không hề có quy định về thể loại người xem. Ví dụ không hề đề cập việc một đứa trẻ 15 tuổi trở lên có thể xem loại phim nào: "Phim ở Trung Quốc có nhiều quy định hạn chế nhưng cũng có những lúc lại tỏ ra thiếu hạn chế, ví dụ như những cảnh bạo lực, chém một nhát máu phun tóe loe. Những cảnh như vậy ở nước ngoài trước đây đều bị cấm hoặc phân loại độ tuổi", đạo diễn Trịnh chia sẻ.
Cảnh nóng "lửa tình rạo rực" của Châu Tấn
Đoàn phim Cao lương đỏ mới đây đã công bố một đoạn phim ngắn về cảnh nóng giữa nhân vật Cửu Nhi và Dư Chiêm Ngao của Châu Tấn của Châu Á Văn ở ruộng cao lương. Cảnh quay này có thể nói đã lột tả được khá đầy đủ nội dung mà ngòi bút Mạc Ngôn miêu tả trong truyện.
"Người ấy tháo tấm vải đen che mặt, hiện nguyên hình, nội thầm kêu trời ơi và nước mắt lưng tròng vì sung sướng. Chàng cởi tấm áo rải ra làm chiếu, chân đạp mấy cây cao lương rạp xuống làm giường, rồi nhẹ nhàng bồng nàng đặt lên đó. Nàng nhìn chàng vạm vỡ, cường tráng, bỗng ngây ngất trong lửa tình rạo rực dồn nén mười sáu năm qua. Họ yêu nhau như vậy suốt ba ngày liền...".
Cảnh nóng ruộng cao lương mới được công bố
Hình ảnh chụp từ đoạn clip về cảnh nóng giữa Châu Tấn và Châu Á Văn
So với cảnh quay trước đây trong phiên bản điện ảnh giữa Củng Lợi và Khương Văn, cảnh nóng ruộng cao lương phiên bản phim truyền hình tỏ rõ sự táo bạo của thể loại phim hiện đại, đúng theo tiêu chí mà nhà văn Mạc Ngôn và đạo diễn Trịnh Hiểu Long hướng đến.
Trong khi với ngôn ngữ điện ảnh của Trương Nghệ Mưu, cảnh trên được diễn tả bằng những hình ảnh nghệ thuật ẩn dụ. Khán giả chỉ thấy Khương Văn dùng chân dẫm lên những cây cao lương làm chỗ nằm, sau đó bế phốc Củng Lợi đi. Củng Lợi tình nguyện nằm giang tay trên những cây cao lương... sau đó cảnh này được Trương Nghệ Mưu thay thế bằng hình ảnh ruộng cao lương rập rờn trong gió, trong ánh mặt trời để thể hiện cơn khát tình của nhân vật Cửu Nhi, và sóng tình của cả hai hòa quyện vào nhau suốt 3 ngày 3 đêm.
Ngược lại, với phiên bản điện ảnh lần này, Châu Tấn và Châu Á Văn đã mang lại nhiều hơn thế, có thể coi là ngôn ngữ điện ảnh tả thực. Hơn nữa, nhân vật Cửu Nhi của Châu Tấn không "hiền" như Cửu Nhi của Củng Lợi, cô đóng vai người chủ động thay vì bị động như đàn chị.
Cửu Nhi của Củng Lợi tỏ ra là người bị động thay vì lao vào bạn tình như Châu Tấn
Cửu Nhi của Củng Lợi chỉ "hiền" đến mức này trong một cảnh nóng của Cao lương đỏ (1987)
Cửu Nhi của Châu Tấn với những hành động táo bạo, thể hiện là một cô gái đang rạo rực và bị dồn nén bấy nay, cô sẵn sàng lao vào Dư Chiêm Ngao của Châu Á Văn, soạc chân quay về hướng Chiêm Ngao, ghì cổ anh... Có lẽ cảnh phim trên còn hơn cả những gì Mạc Ngôn miêu tả trong nguyên tác.
Theo 24h